Tư thế ngồi cho bà bầu nên tránh và an toàn
Trong quá trình mang thai, kích thước bụng càng lớn dần nên sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cơ thể. Vì thế chỉ cần tư thế ngồi sai cách cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Dưới đây là các tư thế ngồi cho bà bầu nên tránh cũng như các tư thế an toàn mà mẹ bầu cần nắm được. Qua đó chủ động điều chỉnh các tư thế cho phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi và bản thân mẹ.
Các tư thế ngồi mà bà bầu cần tránh bởi sẽ gây nguy hiểm
- Ngồi xổm: đây là tư thế mà mẹ bầu cần phải tránh trong quá trình mang bầu. Bởi nếu như ngồi xổm sẽ gây áp lực đè nén lên cột sống, đồng thời còn khiến máu không thế nào lưu thông bình thường được. Từ đó dễ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ bị chuột rút.
- Ngồi bắt chéo chân: đây là kiểu ngồi không tốt cho sức khỏe của bà bầu và được các chuyên gia khuyên tránh ngồi như vậy. Điều này được lý giải là bởi nếu ngồi như thế thì mẹ sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây kiệt sức.
- Ngồi gập người về phía trước: mẹ bầu tuyệt đối không nên ngồi theo kiểu gập người về phía trước bởi như thế sẽ tạo ra lực đè lên vùng bụng phía trước. Đó là lý do khiến oxy cung cấp đến thai nhi bị giảm sút và dễ gây nguy hiểm cho em bé.
- Ngồi buông thõng vai: khi mẹ ngồi buông thõng vai sẽ khiến các dây thần kinh tủy sống gánh trọng lượng lớn hơn bình thường. Nhất là bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó mẹ cần có chiếc gối tựa nhỏ để dựa khi ngồi.
- Ngồi không dựa lưng: ngồi mà không được dựa lưng sẽ khiến cho mẹ bầu bị đau lưng dữ dội, càng về lâu về dài sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
- Tư thế nửa nằm nửa ngồi: mặc dù tư thế này có thể tạo sự thoải mái cho các mẹ bầu khi trên giường nhưng nếu mẹ ngồi với tư thế này trong quá trình mang bầu sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên cột sống, gây ra triệu chứng đau nhói ở lưng mỗi khi ngồi lâu tư thế này.
Các tư thế ngồi an toàn cho mẹ bầu nhất định phải biết
- Thứ nhất, khi muốn chuyển sang tư thế ngồi mẹ cần từ từ chuyển tư thế, không được ngồi một cách đột ngột và bất ngờ. Cụ thể khi cần ngồi, mẹ dùng tay chống vào đùi hoặc là tay vịn vào ghế rồi ngồi xuống một cách từ từ, chậm dãi. Nhất là vào các tháng cuối thai kỳ khi bụng to thì mẹ càng phải cẩn thận hơn.
- Thứ hai, các mẹ phải ngồi sâu vào bên trong ghế. Bởi vì lúc này trọng lượng cơ thể lớn, nhất là bụng bầu to nên cần ngồi sâu để giữ trọng tâm. Nếu ngồi ở mép sẽ rất dễ gây trượt ghế, thậm chí nếu như ghế mà không ổn định còn dễ bị ngã.
- Thứ ba, nên dựa thẳng lưng vào ghế khi ngồi. mẹ nên ưu tiên ngồi ở những chiếc ghế có tựa đằng sau để dựa vào khi ngôi. Như thế sẽ giúp giảm được triệu chứng đau mỏi lưng cuối thai kỳ. Muốn tốt hơn thì mẹ kê một chiếc gối nhỏ ở sau lưng.
- Thứ tư, khi ngồi cần đảm bảo 2 chân mở song song nhau chứ không được khép chân kín. Cụ thể khi ngồi dựa lưng, mẹ phải để khớp đầu gối đùi và cẳng chân vuông góc với nhau, đùi phải song song với mặt đất, vừa giữ thăng bằng mà còn lưu thông máu tốt.
- Thứ năm, mẹ nên đứng lên đi lại thường xuyên chứ không nên ngồi quá lâu một chỗ để tránh dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
Một số tư thế khác mẹ bầu cần tránh khi mang thai
- Không nên nằm ngửa khi mang bầu: ở các tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm ở mọi tư thế, nhưng bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi khi bụng lớn dần thì mẹ không nên nằm ngửa. Bởi như thế sẽ khiến cho tử cung đè nén lên động mạch chủ ở sau tử cung, khiến máu và các dinh dưỡng không thể cung cấp đủ cho thai nhi. Vì thế tư thế tốt nhất là mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái.
- Không nên nhón cân và với cao: thường khi muốn lấy một vật gì đó ở trên cao thì mẹ thường nhón ngón chân rồi lấy tay với. Nhưng đây là tư thế khá nguy hiểm bởi khi bạn nhón chân thì toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên ngón chân đó, dễ làm mất thăng bằng, không tốt cho thai nhi.
- Không được ngồi gập chân ra đằng sau bởi sẽ ngăn cản lưu thông máu, dễ gây đau đầu và chóng mặt, giảm cung cấp oxy đến thai nhi.
- Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý không được quỳ gối khi lau nhà, không được mang vác và sách vật nặng, không nên đứng quá lâu, không đi xe đạp hay xe máy nhiều giờ đồng hồ…
Lưu ý: trong các tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu lớn, thai nhi đã quay đầu nên vấn đề đi lại sẽ khó khăn hơn, nặng nề hơn, vì vậy cần đi lại nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh.